Thế nào là ăn chay ngày rằm? Mâm cỗ chay cúng rằm cần đảm bảo những gì?

Việc ăn chay và cúng chay ngày rằm đã như một thông lệ ở nhiều gia đình người Việt. Thể nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ngày rằm và ý nghĩa của việc ăn chay, cúng chay trong ngày đặc biệt mỗi tháng này. Hãy để Giada Market chia sẻ một cách toàn diện về ngày rằm qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thế nào là ăn chay ngày rằm?

Ngày rằm hay còn gọi là ngày vọng, vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng. Người xưa cho rằng: ăn chay ngày rằm giúp soi chiếu vào mọi tâm hồn, con người trở nên sáng suốt trong sạch; đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục trong lòng.

Ăn chay ngày rằm là gì? Theo đạo Phật, phật tử khuyến khích nên ăn chay, ăn chay càng nhiều càng tốt, nếu ai không thực hiện hiện được ăn chay trường thì hãy ăn chay 2 ngày trong tháng đó là mồng 1 và ngày rằm, để tu tích đức, nhanh chóng đạt cảnh giới miền cực lạc.

2. Nguồn gốc của ăn chay ngày rằm

Ngày rằm mỗi tháng là thời điểm trăng tròn và đẹp nhất. Cổ nhân từ thời xa xưa thường lấy ngày ấy để tổ chức lễ hội, coi như một ngày vui chơi, mà cũng là thời điểm thích hợp để ăn chay giới giữ lòng thanh tịnh.

Ngoài ra, ăn chay cũng được áp dụng vào lúc này, những ngày trăng tròn hàng tháng là lúc tinh thần con người dễ trở nên mềm yếu, tâm tính có thể bất thường, khó kiểm soát. Nhiều số liệu thống kê cũng chỉ ra rằng, số lượng tội phạm trong các ngày 15 âm lịch mỗi tháng cao hơn so với ngày thường, nên ăn chay giúp tâm tính hiền hòa, dễ chịu tránh gây ra tai họa.

Một số người thì cho rằng, ăn chay ngày rằm có từ xa xưa, các cụ thực hiện giữ gìn truyền thống tới bây giờ nên phận con cháu thì mình cũng cứ thế thực hiện theo thôi quan tâm nguồn gốc để làm gì, có lẽ đây cũng là một nguồn gốc của ăn chay ngày rằm chăng?

3. Thực đơn các món ăn chay trong mâm cỗ ngày rằm

Mâm cỗ ngày rằm rất được mọi người quan tâm và chú ý tới, bởi lẽ, đây cũng chính là cách mà chúng ta thể hiện lòng thành kính của mình với tổ tiên. Thông thường, một mâm cỗ chay sẽ khoảng từ 7-12 món (bao gồm cả xôi, chè), đồng thời sẽ mất khoảng 2-3 tiếng để chuẩn bị và chế biến. Nguyên liệu cơ bản để nấu các món chay đều là các loại rau, củ, quả.

Mâm cỗ chay được cho là đầy đủ khi đảm bảo được 3 món đó là: món chính, món phụ và món tráng miệng.

+ Đối với món chính: Bạn nên lựa chọn các món xào, hấp, kho ví dụ như cá kho chay, rau củ xào thập cẩm, canh đậu hũ….

+ Đối với món phụ: Các món đơn giản hay ăn kèm như nộm, khoai luộc,…

+ Món tráng miệng: Sau khi ăn xong bạn sẽ tráng miệng với các loại hoa quả, bánh ngọt chay, chè….

Lưu ý: khi nấu món chay không nên dùng nhiều dầu ăn mà chủ yếu sử dụng nước dừa và gia vị thì chỉ dùng hạt nêm chay, xì dầu từ đậu nành sẽ đem lại hương vị món ăn thanh đạm, làm nổi bật vị ngon của các loại rau, nấm.

4. Gợi ý thực đơn mâm cỗ chay cúng rằm cực dễ mà vẫn đủ đầy

Cứ mỗi dịp rằm, các bà nội trợ luôn phải suy nghĩ nên làm món gì để mâm cỗ cúng luôn được tươm tất, đầy đủ và ý nghĩa nhất có thể. Và sau đây là một vài gợi ý món ăn chay ngon cùng công thức giúp các bà nội trợ đa dạng hơn cho thực đơn ngày rằm!

Xôi cốm hạt sen dừa

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 200 gr cốm dẹp.
  • 100 gr đậu xanh không vỏ.
  • 100 gr hạt sen tươi.
  • 20 gr dừa nạo.
  • Đường, muối, dầu ăn.

Cách thực hiện

Bước 1:

Hạt sen rửa sạch, sau đó ninh nhừ với 1/4 muỗng cà phê muối trong khoảng 15 phút, vớt ra để ráo nước. Tiếp đến, xào với 1 muỗng canh đường để sen có vị hơi ngọt (hình 1).

Đậu xanh không vỏ hấp chín cùng với 1/4 muỗng cà phê muối trong khoảng 20 phút, giã nhuyễn rồi nắm thành nắm (hình 2).

Cốm để ra một chiếc chảo hoặc mâm rộng, nếu dùng cốm khô khâu này hãy vẩy một chút nước vào cho cốm mềm nhé (hình 3).

Bước 2:

Cắt nắm đậu xanh thành những lát mỏng, để đậu được nhỏ và mịn, trộn đậu xanh với cốm (hình 1). Tiếp tục trộn hạt sen với cốm và đậu xanh cho đều (hình 2).

Đun nước sôi, hạ nhỏ lửa, bôi 1 lớp dầu ăn vào xửng hấp, cho cốm vào đồ 5-7 phút cho tới khi cốm mềm (hình 3). Đổ xôi ra mâm, trộn thêm 2 muỗng canh đường hoặc hơn cho vị ngọt vừa ăn (hình 4).

Dừa nạo ngâm đường 30 phút (hình 5), xào lửa nhỏ cho tới khi thấy sợi dừa trong. Giờ thì chỉ cần lấy xôi, rắc dừa lên trên là đã hoàn thành món xôi cốm rồi đấy (hình 6)!

Củ cải cuộn nấm hấp chay

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1 củ cải trắng, 1 củ cà rốt
  • 50 gr nấm rơm tươi, 50 gr nấm đông cô tươi
  • 1 củ hành tây, hành lá
  • 1 miếng tàu hủ trắng, 1 miếng tàu hủ chiên
  • Hạt nêm chay, muối, tiêu

Cách thực hiện

Bước 1:

Củ cải trắng bào lấy phần to nhất cho dễ cuộn, sau đó mang đi hấp khoảng 4 phút cho củ cải chín.

Nấm rơm, nấm đông cô, cà rốt thái sợi mỏng. Hành tây cắt hạt lựu. Hành lá thái lát.

Dùng muỗng tán nhuyễn tàu hủ trắng. Tàu hủ chiên cắt hạt lựu.

Bước 2:

Cho chảo lên bếp, thêm dầu vào, khi dầu sôi, cho hành lá vào phi thơm.

Xào chín cà rốt, hành tây, tàu hủ và nấm, cho 2 muỗng cà phê hạt nêm chay, 1 chút muối và tiêu sao cho vừa ăn. Đảo nhanh tay trong 30 giây, tắt bếp.

Dùng củ cải cuộn nhân vừa xào. Rưới phần dầu hành đã phi thơm lên trên và đem hấp trong khoảng 5 phút.

Nấm đùi gà sốt bơ

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 200 gr nấm đùi gà (chọn loại nấm nhỏ sẽ ngon hơn)
  • Bơ, tỏi, nước tương, đường, dầu vừng

Cách thực hiện

Bước 1:

Nấm đùi gà rửa sạch, cắt khúc 0.5 cm.

Đặt chảo lên bếp, cho bơ vào đến khi bơ chảy thì cho tiếp tỏi thái nhuyễn vào, phi đến khi tỏi thơm. Tiếp tục cho thêm nấm đùi gà, xào đều với lửa nhỏ đến khi nấm chín.

Bước 2: Hòa xì dầu, đường, dầu vừng cùng một chút nước, rồi đổ vào chảo nấm, đảo cho sệt lại là được.

Đậu hũ sốt tứ xuyên

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1 hộp đậu hũ non
  • Tỏi băm, gừng băm, hành lá
  • Nước tương, dầu mè, sa tế, ớt bột, dầu ăn thực vật

Cách thực hiện

Bước 1: Đậu hũ non cắt nhỏ vừa ăn. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ (hình 1).

Bước 2: Phi thơm tỏi băm, gừng băm với 10g ớt bột với 1 muỗng canh dầu ăn rồi cho 2 muỗng canh sa tế, 1 muỗng canh xì dầu và 1/2 muỗng canh dầu mè, đảo đều thêm khoảng 1 phút đến khi thấy mùi thơm tỏa lên (hình 2).

Bước 3: Tiếp tục cho đậu hũ vào chảo, đảo nhẹ nhàng và lắc chảo thường xuyên để đậu ngấm đều sốt. Cho thêm chút nước, hạ nhỏ lửa và đun thêm khoảng 3-5 phút nữa thì tắt bếp (hình 3).

Bước 4: Bày trí ra đĩa, rắc chút hành lá lên và ăn nóng (hình 4).

Bún trộn thập cẩm chay

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 100 gr bún tươi
  • 2 miếng đậu hũ chiên
  • 200 gr giá đỗ, 1/2 trái cà rốt
  • 200 gr rau cải xanh, 100 gr nấm hương
  • 1 quả trứng gà
  • 50 gr lạc
  • Hành hoa, rau thơm, 2 củ hành, tỏi
  • Sốt thái chua ngọt, hạt nêm chay

Cách thực hiện

Bước 1:

Đậu hũ chiên rửa sạch, thái lát, chiên giòn (hình 1). Hành phi thơm (hình 2).

Trứng đánh bông (khi đánh nhớ theo một chiều), cho một chút dầu vào thoa đều toàn bộ chảo, chảo nóng chiên trứng vào chiên vàng. Để nguội thái chỉ.

Nấm hương ngâm nở, thái chỉ, phi hành thơm rồi xào săn, nêm nếm với một chút đường và gia vị vừa ăn.

Cà rốt thái nhỏ, trụng sơ (hình 3).

Giá trụng nước sôi (hình 4). Rau cải luộc sơ (hình 5). Lạc rang thơm, bóc vỏ (hình 6). Hành hoa thái khúc dài và xào thơm với một chút dầu ăn (hình 7). Rau thơm mùi rửa sạch, để ráo nước (hình 8).

Bước 2:

Cuối cùng là cho bún vào tô, bày các nguyên liệu lên trên, dùng với xì dầu hoặc nước chấm chua ngọt hoặc sốt Thái (mua ở siêu thị) rồi thưởng thức.

Salad rau mầm

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 200 gr rau mầm
  • 100 gr cà chua bi
  • Tỏi băm, ngò
  • Đường, giấm, tiêu, dầu ăn thực vật

Cách thực hiện

Bước 1:

Rau mầm khi mua về các bạn rửa sạch, ngâm rau vào với nước muối loãng. Để giúp dễ dàng rửa trôi đi vỏ mầm. Sau đó để rau ra rổ cho ráo nước.

Cà chua bi bạn đem cắt đôi. Nếu quả nhỏ quá bạn có thể để nguyên.

Bước 2:

Đặt một cái nồi nhỏ lên bếp làm nóng cùng ít dầu ăn. Sau đó cho ít tỏi băm vào phi thơm 1 phút.

Khi thấy tỏi đã được phi vàng giòn, thơm thì cho thêm ngay ngò băm vào rồi thì nhanh tay tắt lửa ngay. Để giúp giữ nguyên màu sắc tự nhiên của ngò trong được đẹp và tỏi cũng không bị cháy đắng.

Bước 3:

Pha chế dầu giấm salad rau mầm: Cho 1 muỗng đường cát trắng vào hoà chung với 2 muỗng nước giấm. Khuấy đều cho tan hết đường.

Chọn một tô to, cho rau mầm đã ráo nước vào. Tiếp đến thêm phần cà chua, rưới dầu tỏi đều lên khắp mặt rau.

Cuối cùng bạn thêm hỗn hợp giấm đường vào và trộn đều rau lên. Không quên cho thêm ít tiêu để tăng thêm hương vị. Dọn rau ra đĩa và trang trí thêm tí cho đẹp mắt nhé.

Canh ngũ sắc

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 100 gr đậu cove
  • 100 gr ngô ngọt
  • 2 củ khoai tây
  • 1 củ cà rốt
  • 30 gr nấm hương
  • Gia vị: rau mùi thơm, dầu ăn, mì chính, hạt nêm chay

Cách thực hiện

Bước 1:

Ngô có thể mua hộp ngô (tại siêu thị) hoặc mua ngô non về cắt thành khúc khoảng 3 cm.

Rửa sạch nấm hương rồi ngâm với nước 40 độ C trong 2 giờ. Sau đó thì bạn cắt bỏ phần chân nấm rửa lại bằng nước lạnh, thái nấm thành miếng vừa ăn. Phần nước nấm giữ lại để nấu canh.

Ngô và đậu cove rửa sạch với nước, khoai tây gọt vỏ, cắt hạt lựu. Để món ăn thêm bắt mắt thì cà rốt các bạn nên cắt vỏ và tỉa hoa, nếu không có thời gian thì thái hạt lựu như khoai tây.

Bước 2:

Chờ nồi nóng xào khoai tây, cà rốt trước, sau đó thêm gia vị và nước nấm vào nồi ninh khoảng 10 phút. Khi thấy nước sôi thì bạn vặn nhỏ lửa để nước không bị cạn.

Khi khoai tây, cà rốt đã chín, cho nấm cùng 2 bát nước vào, nấu tiếp 10 phút. Sau đó, cho ngô, đậu cove vào, nêm dầu ăn, mì chính, hạt nêm chay vào cho vừa ăn.

Múc canh ra bát, cho một vài lá mùi lên trên rắc hành lá để tạo màu sắc, nếu muốn ăn cay bạn có thể cho thêm ớt.

Chè hạt sen long nhãn

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 200 gr hạt sen tươi
  • 70 gr long nhãn
  • 90 gr đường phèn
  • 1/2 muỗng cà phê muối
  • 50 gr bột sắn dây/ bột bắp/ bột năng

Cách thực hiện

Bước 1:

Hạt sen tươi bỏ tâm sen, cho vào nồi nước, luộc khoảng 5 phút. Vớt hạt sen ra, rửa lại với nước.

Cho hạt sen vào nồi cùng 500ml nước, nấu chín mềm khoảng 15 phút.

Long nhãn cắt làm đôi, rửa sạch, để ráo.

Cho long nhãn, 90 gr đường phèn, 1/2 muỗng cà phê muối vào nồi hạt sen tươi, khuấy đều đến khi đường phèn tan hết.

Bước 2:

Hòa tan bột sắn dây( bột bắp/bột năng) với 100 ml nước. Đổ từ từ nước sắn dây vào chè, khuấy đều, nấu thêm 2 phút.

Tắt bếp, múc chè ra chén, để nguội là có thể thưởng thức ngay.

5. Thêm một vài gợi ý cho mâm cỗ thêm vẹn tròn

Thực đơn mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng

  • Xôi gấc
  • Chè trôi nước ngũ sắc
  • Gà chay nhồi nấm hấp
  • Rau cải chip/ cải thìa xào nấm đông cô
  • Chả giò chay/ nem chay rán
  • Canh củ cải súp lơ

Trên mâm cúng chúng sinh (cúng cô hồn rằm tháng 7) lễ vật gồm có

  • Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)
  • Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)
  • Hoa quả (5 loại 5 màu)
  • 12 cục đường thẻ
  • Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…)
  • Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo
  • Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã)
  • Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ…..

Thực đơn mâm cỗ chay cúng rằm tháng chạp

  • Xôi dừa
  • Chè đậu xanh
  • Giò lụa/ chả chay
  • Gỏi cổ hũ dừa chay
  • Chả ngô chiên
  • Miến xào
  • Lẩu nấm chay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *